PHÂN BIỆT GIỮA 2 PHONG CÁCH THIẾT KẾ SCANDINAVIAN VÀ MINIMALISM
Nếu trước đây, tại những không gian biệt thự, chung cư cao cấp, nhiều người mê mẩn với thiết kế theo phong cách tân cổ điển thì hiện nay, xu hướng nội thất đơn giản, tinh tế cũng là một trong những lựa chọn hàng đầu. Hai phong cách được ưa chuộng nhất chính là Scandinavian (Bắc Âu) và tối giản. Tuy nhiên, do có nhiều nét tương đồng nên khá nhiều người bị nhầm lẫn giữa hai phong cách Scandinavian và Minimalism
Phong cách thiết kế Scandinavian
Phong cách thiết kế Minimalism
Thoạt nhìn, phong cách thiết kế Scandinavian và Minimalism có sự tương đồng với nhau trong không gian thiết kế, nhưng sự khác biệt giữa 2 phong cách này nằm ở các chi tiết. Minimalism và Scandi không phải là một và giữa chúng có những nét đặc trưng riêng biệt.
-
Nội dung bài viết
Nguồn gốc hình thành và định nghĩa
Scandi xuất hiện vào khoảng đầu thế kỷ 20 sau đó phát triển vượt bậc vào năm 1950. Thiết kế Scandinavian nhấn mạnh vào sự đơn giản với đường nét gọn gàng, không gian thoáng đãng. Và việc tập trung thiết kế vào các món đồ nội thất như bàn, ghế, đèn… đem lại điểm nhấn thú vị cho không gian.
Phong cách thiết kế Scandinavian
Chủ nghĩa tối giản – Minimalism lần đầu xuất hiện vào sau Thế chiến thứ hai, để mô tả nghệ thuật thị giác đã bị tước bỏ các hình thức hoặc cấu trúc cơ bản của nó. Thiết kế nội thất tối giản vô cùng phổ biến tại Châu Âu. Tại châu Á, Nhật Bản là nước tiên phong sử dụng thiết kế Minimalism, bởi vậy mà đất nước này được xem là “bậc thầy tối giản”.
Phong cách thiết kế Minimalism
Đặc điểm chính của phong cách này là thiết kế từ khoảng trống đến khoảng đặc của đồ nội thất cũng như ánh sáng lẫn khoảng tối của không gian nội thất.
-
Hệ tư tưởng so với tính thực tiễn của không gian
Thiết kế Scandi không tập trung quá nhiều vào các nguyên tắc không gian mà chú trọng hơn vào cảm xúc. Một không gian mang tới cảm giác nhẹ nhàng, ấm cúng, giúp tâm trạng luôn thoải mái là trọng tâm trong thiết kế nội thất Scandinavian.
Phong cách thiết kế Scandinavian
Bằng cách sử dụng các màu sắc trung tính như trắng, xám, kem.. với nhiều ánh sáng tự nhiên ngập tràn không gian, thiết kế này khiến người ta có cảm giác cởi mở, phóng khoáng, đem đến một môi trường thư giãn và giải trí với một năng lượng tích cực.
Khác với Scandi khi nhắc đến chủ nghĩa tối giản là nói đến thiết kế làm nổi bật kiến trúc của không gian, tập trung vào công năng nội thất và chú trọng những đường nét đơn giản, tinh tế.
Phong cách thiết kế Minimalism
Phong cách tối giản hiện đại trở nên nhẹ nhàng và ít nghiêm ngặt theo thời gian với nhiều loại chất liệu khác.
-
Điểm khác biệt trong sử dụng chất liệu thiết kế
Một thiết kế có thể vừa tối giản vừa Scandinavian cùng một lúc, nhưng sự khác biệt chính giữa hai phong cách này là các vật liệu được sử dụng. Thiết kế tối giản thường kết hợp với chất liệu da với thép không gỉ và crom.
Phong cách thiết kế Minimalism
Trong khi đó, thiết kế nội thất theo phong cách Scandinavian tập trung vào vật liệu đến từ thiên nhiên là chủ yếu như gỗ,gai, mây, giỏ dệt,… các kết cấu dệt và mềm mại hơn.
Phong cách thiết kế Scandinavian
Các nguyên vật liệu thô như gỗ, vải tự nhiên, tre góp phần tạo lên một không gian mộc mạc đặc trưng.